CMC- Phụ gia tạo đặc trong ngành gốm sứ - Hóa Chất và Môi Trường Vũ Hoàng

Latest

Vũ Hoàng- Chuyên cung cấp hóa chất và xử lý nước thải.

Web chính thức của Vũ Hoàng

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

CMC- Phụ gia tạo đặc trong ngành gốm sứ

 Công nghiệp khai khoáng là ngành có những bước phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng hóa chất tạo đặc tiêu biểu như CMC ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin xoay quanh vấn đề CMC là gì, các đặc điểm và tính chất của chất này.

CMC là gì? Carboxymethyl là gì? Phụ gia tạo đặc CMC

CMC là viết tắt của Carboxymethyl Cellulose. CMC là một dẫn xuất xenlulo sở hữu các nhóm carboxymethyl (-CH 2 -COOH) liên kết cùng một số nhóm hydroxyl của các monome glucopyranose, từ đó, tạo thành khung sườn cellulose. Ngoài ra, CMC cũng thường được người ta sử dụng như muối Natri, còn được biết đến với tên gọi là Natri Carboxymethyl Cellulose.

[caption id="attachment_440" align="aligncenter" width="600"]Phụ gia chất tạo đặc CMC - Hóa chất ceramics Phụ gia chất tạo đặc CMC - Hóa chất ceramics[/caption]

Cấu tạo hóa học của phụ gia CMC

Phụ gia tạo đặc CMC được biết đến là một polime tạo nên bằng cách hòa tan trong nước anion có nguồn gốc từ poly - cellulose phong phú nhất Thế giới. Tác dụng của hóa chất này tương tự như một chất làm đặc, chất ổn định, chất kết dính, chất kiểm soát dòng chảy, keo bảo vệ,...

[caption id="attachment_441" align="aligncenter" width="600"]Cấu trúc phân tử của chất tạo đặc CMC Cấu trúc phân tử của chất tạo đặc CMC[/caption]

Nguồn gốc của phụ gia CMC

CMC lần đầu tiên được sản xuất trên thị trường là vào năm 1918. Tuy nhiên, mãi cho đến khi được giới thiệu thương mại tại Hoa Kỳ bởi Hercules Incorporated vào năm 1946, CMC mới dần được biết đến và sử dụng rộng rãi.

Nhờ vào những khả năng đặc trưng như làm đặc, ổn định nhũ tương, kết dính,... CMC dần trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Đặc điểm của phụ gia CMC

Để hiểu hơn về CMC là gì, hãy cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của chất phụ gia này nhé. Một số đặc trưng chính của chất tạo đặc CMC bao gồm:

Phụ thuộc vào giá trị DS (mức độ thay thế). Giá trị DS cao sẽ dẫn đến độ hòa tan cùng nhiệt độ tạo kết tủa thấp và ngược lại. Lý giải về điều này chính là do sự cản trở của các nhóm Hydro phân cực.

Tan tốt ở nhiệt độ từ 40 - 50 độ C.

Phương pháp tốt nhất để hòa tan CMC trong nước là sử dụng nước nóng. Lúc này, các hạt Cellulose Methyl sẽ phân tán trong nước, chờ đến khi nhiệt độ hạ xuống, chỉ cần khuấy nhẹ, các hạt sẽ bắt đầu tan ra.

Phụ gia CMC sở hữu nhiều đặc trưng khác biệt với các chất hóa học khác

Trong trường hợp dẫn xuất dưới 0.4, CMC sẽ không thể hòa tan trong nước.

Sở hữu khả năng tạo đông thành một khối vững chắc với độ ẩm rất cao lên đến 98%. Tuy nhiên, độ bền chắc và tốc độ đông cũng cần phụ thuộc vào nồng độ CMC, độ nhớt của dung dịch cùng số lượng nhóm acetat được thêm vào để tạo đông.

Nồng độ tối thiểu phải đáp ứng để CMC có thể tạo động rơi vào khoảng 0.2% và của nhóm acetat là khoảng 7% so với CMC.

Tính chất của phụ gia CMC

Ngoài ra, định nghĩa CMC là gì cũng có thể được giải đáp và bổ sung bằng các tính chất đặc trưng của hóa chất này, bao gồm:

  • Có dạng bột trắng, hơi ngả vàng, hầu như không có mùi hạt hút ẩm.
  • Không độc hại, không gây dị ứng
  • Có khả năng tạo dung dịch dạng keo bằng cách kết hợp với nước.
  • Không thể hòa tan trong Ethanol.
  • So với Cellulose, phân tử của CMC ngắn hơn.
  • Có thể được sử dụng trong thực phẩm, nhưng chỉ với liều lượng khoảng 0.5 - 0.75%.
  • Dạng muối và cả dạng Acid đều có khả năng trở thành tác nhân tạo đông tốt.
  • Tạo khối đông vững chắc với độ ẩm cao lên đến 98%, tuy nhiên độ chắc và tốc độ tạo đông lại bị phụ thuộc vào hàm lượng acetat nhôm.
  • Hầu hết đều sẽ tan trong nước lạnh.
  • Có khả năng giữ được nước cho dù ở bất kì môi trường nhiệt độ nào.
  • Có thể được dùng như chất ổn định nhũ tương, có tác dụng kiểm soát độ nhớt mà không cần dùng đến gel.
  • Có thể sử dụng như chất kết dính khuôn mẫu áp dụng cho các cải tiến dẻo.
  • Được đánh giá cao về khả năng kết dính, tính ổn định, đặc biệt, hiệu lực phân tán sẽ tăng cao khi tác dụng lên các chất màu.

Một số ứng dụng phổ biến của CMC trong đời sống

Ứng dụng CMC là gì? Được áp dụng trong những lĩnh vực nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Lĩnh vực sản xuất thực phẩm

CMC được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sẽ mang đến các tác dụng dưới đây:

  • Tăng độ dày, đặc cho sản phẩm
  • Cải thiện về mặt cấu trúc
  • Tăng cảm giác ngon miệng
  • Tăng khả năng giữ nước
  • Tăng tính ổn định
  • Kiểm soát sự hình thành của các tinh thể đá trong các trường hợp thực phẩm đông lạnh

Lĩnh vực y tế

  • Ngăn ngừa, hạn chế các tình trạng chảy máu cam
  • Sử dụng để thay thế băng gạc
  • Sử dụng sau khi phẫu thuật

Lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng

CMC được người ta sử dụng để làm một trong những thành phần của các sản phẩm dưới đây:

  • Kem đánh răng
  • Giấy
  • Hóa chất tẩy rửa
  • Thuốc nhuận tràng
  • Nước sơn
  • KY Jelly
  • Một số sản phẩm tiêu dùng khác

CMC được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Những thông tin trên bài viết đã chia sẻ và cung cấp cho bạn các thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi CMC là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong nhiều trường hợp nhé.

=> Xem thêm: Chất tạo đặc CMC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét