Các sự cố về hỏng hóc thiết bị, vấn đề dinh dưỡng, sinh khối thường hay xảy ra trong quá trình vận hành trạm xử lý nước thải cần được phát hiện và khắc phục kịp thời.
1 NHỮNG SỰ CỐ VỀ BƠM
Các thiết bị bơm được sử dụng thường xuyên nên dễ gặp hỏng hóc trong quá trình sử dụng nhất, cần phải kiểm tra thường xuyên. Hằng ngày kiểm tra bơm có đẩy nước lên hay không. Khi máy bơm hoạt động mà không lên nước, có thể kiểm tra xem do một trong các nguyên nhân sau:
– Nguồn cung cấp điện có gặp vấn đề gì không.
– Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không.
– Khi bơm có tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm lập tức và tìm ra nguyên nhân để
khắc phục sự cố trên.
Khi xác định được nguyên nhân khiến bơm không hoạt động, cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.
Trang bị hai bơm vừa để hoạt động luân phiên để hạn chế việc bơm phải làm việc liên tục và bơm đồng thời khi cần bơm với lưu lượng lớn hơn công suất của bơm, vừa để dự phòng khi bơm hỏng không gây gián đoạn hoạt động của hệ thống,
Vệ sinh bơm định kì giúp tăng tuổi thọ của bơm và nhanh chóng phát hiện sự cố.
2 CÁC SỰ CỐ VỀ ĐÓNG MỞ VAN:
– Các van cấp nước thải vào không mở/đóng: Khiến lưu lượng dòng chảy bị thay đổi, mất kiểm soát.
– Các van thải sinh khối dư không mở/đóng: Các van thải sinh khối được dùng để loại bỏ sinh khối dư từ các bể sinh khối hoạt tính. Trong trường hợp hư hỏng, sinh khối dư không được lấy ra và hàm lượng MLSS sẽ tăng lên. Nói chung, điều này có thể dể dàng chấp nhận trong vài ngày. Sau một chu kỳ lâu hơn, hàm lượng MLSS cao sẽ làm cho quá trình tách sinh khối – nước trở nên khó hơn.
Khi có vấn đề về van, cần thợ có chuyên môn kiểm tra nguyên nhân để sớm tìm cách giải quyết.
3 CÁC SỰ CỐ VỀ DINH DƯỠNG:
Để vận hành trạm xử lý nước thải tốt, đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố cần thiết. Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có). Ngược lại, nếu hàm lượng N và P thấp hơn mức cần thiết, cần bổ sung thêm.
4 CÁC SỰ CỐ VỀ OXY
Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc ngay cả khi cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm. Lúc này, cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn (nếu máy sục khí hỏng hẳn).
Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.
Các vấn đề về oxy cần phải được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt.
5 CÁC SỰ CỐ VỀ SINH KHỐI:
– Sinh khối nổi lên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế
– Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất
độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ
– Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trong, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.
Với mỗi sự cố gặp phải trong quá trình vận hành, nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa không chỉ làm giảm chất lượng nước thải sau xử lý mà còn ảnh hưởng xấu, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị khác trong hệ thống. Vì vậy người vận hành hệ thống có vai trò rất quan trọng, cần có chuyên môn, kinh nghiệm, sự tỉ mỉ, nhanh nhạy để phát hiện sớm các sự cố. Đó cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Nếu bạn chưa có nguồn nhân lực phù hợp, có thể tham khảo dịch vụ vận hành thuê trạm xử lý nước thải của Hóa chất Vũ Hoàng.
Liên hệ để được tư vấn:
Mr. Hà Quang Ngọc
Tel: 0913762386
Email: ngochq@vuhoangco.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét