Nước thải của ngành sản xuất hóa chất là nguyên nhân phát tán những chất cực độc nếu không được xử lý triệt để. Do đó xử lý nước thải là công việc quan trọng đi cùng với sản xuất tại các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện sản xuất hóa chất
1 Tổng quan về ngành nghề sản xuất hóa chất
Ngày nay việc sử dụng hóa chất trong đời sống xã hội ngày một gia tăng chóng mặt. Trong nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… đều đòi hỏi cũng cần có hóa chất để hoạt động. Do đó, các nhà máy sản xuất, kinh doanh hóa chất được hình thành ngày một nhiều. Các nhà máy này thải ra một lượng nước thải lớn chứa nhiều hóa chất độc hại. Lượng hóa chất này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một hệ thống xử lý nước thải là đều bắt buộc cần phải có trong mỗi doanh nghiệp sản xuất hóa chất.
2 Đặc trưng của nước thải
Tùy vào loại hóa chất cần sản xuất mà thành phần và tính chất nước thải đầu ra của từng nhà máy, hoặc từng công xưởng sản xuất sẽ khác nhau.
Nước thải ngành sản xuất hóa chất có độ màu cao, chứa nhiều chất hữu cơ, pH không ổn đinh, gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các động vật thủy sinh, gây ngộ độc tới động vật dưới nước, trên cạn và cả con người.
3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất
- Hố thu gom: Nước thải sản xuất hóa chất được tập trung tại hố thu, nhằm ổn định lưu lượng nước thải bơm lên bể điều hòa. Trước bể thu gom, nước thải sẽ chạy qua song chắn rác nhằm giữ lại các loại rác có kích thước lớn.
- Bể điều hòa: Nước thải được bơm từ hố thu qua bể điều hòa. Với mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Bên cạnh đó còn sục khí sơ bộ thông qua hệ thống đĩa phân phối khí ở dưới đáy bể để nước thải không bị lắng và xảy ra phản ứng kỵ khí dưới đáy bể. Sau đó, nước thải được đưa qua bể keo tụ, tạo bông.
- Bể keo tụ tạo bông: Ở bể này, hóa chất keo tụ được châm vào nhằm giúp quá trình keo tụ diễn ra nhanh hơn và các bông cặn có thể kết dính với nhau nhanh hơn để lắng xuống khi qua tới bể lắng hóa lý.
- Bể lắng hóa lý: Bùn hóa lý sẽ được lắng trong bể, bùn sau khi lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn và xử lý.
- Bể sinh học Anoxic và Aerotank: Nước thải sau khi qua lắng hóa lý sẽ được đưa qua bể sinh học anoxic để xử lý N và P. Tiếp theo là bể Aerotank để hệ vi sinh vật hiếu khí có trong bể hoạt động phân giải chất hữu cơ có trong nước thải. Nhờ hệ thống phân phối khí, các vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường. Xử lý hết phần chất hữu cơ có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, dòng nước hoàn lưu sẽ đưa khí và bùn về bể Anoxic để xử lý hoàn toàn lượng N và P còn lại.
- Bể lắng sinh học: Nước thải sẽ được đưa về bể lắng bùn sinh học. Tại đây bùn sẽ được lắng xuống đáy nước trong sẽ chảy qua bể khử trùng. Bùn sẽ được tuần hoàn lại về bể sinh học hiếu khí, phần còn lại sẽ đưa về bể chứa bùn và đem đi nén chung với bùn hóa lý, sẽ có đơn vị đến thu gom đi xử lý.
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua bể khử trùng bằng clo sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận. Trước khi xả thải thì nước thải phải đạt tiêu chuẩn
Trên đây là toàn bộ quy trình của hệ thống xử lý nước thải dùng trong các nhà máy sản xuất hóa chất. Với mỗi doanh nghiệp sản xuất hóa chất khác nhau sẽ sử dụng loại hóa chất xử lý khác nhau. Để thiết kế hệ thống cũng như sử dụng loại hóa chất phù hợp, cần sự tư vấn của một đơn vị chuyên nghiệp. Hóa chất Vũ Hoàng là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, đồng thời sản xuất, phân phối các loại hóa chất công nghiệp chất lượng.
Liên hệ xử lý nước thải hoặc mua hóa chất xử lý nước thải:
Mr. Hà Quang Ngọc
Tel: 0913762386
Email: ngochq@vuhoangco.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét