Phương pháp xử lý nước thải giàu chất hữu cơ - Hóa Chất và Môi Trường Vũ Hoàng

Latest

Vũ Hoàng- Chuyên cung cấp hóa chất và xử lý nước thải.

Web chính thức của Vũ Hoàng

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Phương pháp xử lý nước thải giàu chất hữu cơ

 Xử lý nước thải cần phụ thuộc đặc tính cũng như mức độ gây ô nhiễm môi trường của loại nước thải đó. Trong đó nước thải giàu chất hữu cơ là loại được chú trọng nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, là con đường lây nhiễm các loại dịch bệnh.

1. Khái niệm

Nước thải giàu chất hữu cơ là loại nước thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải có nguồn gốc từ thực vật có thành phần chủ yếu là cacbonhydarat, từ động vật đa phần là protein và chất béo, có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD cao.

Nguồn thải chính của loại này là từ các cơ sở sản xuất thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, nhà máy chế biến thủy sản, sản xuất bia, nước ngọt,…v.v…Nước thải sinh hoạt hằng ngày của con người, đặc biệt là các khu dân cư khu hoạt động thương mại, công sở, trường học, chợ,… cũng có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Nguồn nước thải này nếu không được xử lý mà xả trực tiếp vào hệ thống kênh thoát nước thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

[caption id="attachment_3350" align="aligncenter" width="600"]Lò mổ gia súc là một nguồn nước tahir giàu chất hữu cơ Lò mổ gia súc là một nguồn nước thải giàu chất hữu cơ[/caption]

2. Chỉ số đánh giá chất lượng nước thải chất hữu cơ cao

2.1. Chỉ số pH

Chỉ tiêu đầu tiên cần lưu ý ở bất kì nguồn nước nào đó là chỉ số. Sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn đến sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa. Mặc khác, phụ thuộc vào độ pH có thể sử dụng những phản ứng hóa học, sinh học diễn ra trong nước để làm sạch nước thải.

2.2. Độ đục

Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của vi sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng nước khi sử dụng. Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra.. Nước càng nhiễm bẩn thì độ đục càng cao.

2.3. Màu sắc

Nước thải xuất hiện màu do các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành. Nước có sắt hoặc mangan ở dạng keo hoặc hòa tan cũng gây ra màu cho nước. Đối với nước thải công nghiệp, tùy thuộc vào lượng chất hóa học thải ra nước sẽ cho màu sắc khác nhau.

2.4. Hàm lượng chất rắn

Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm hóa chất trong quá trình xử lý. Chất rắn tồn tại trong nước dưới các dạng: Các chất vô cơ ở dạng tan (các muối tan) hoặc không tan (đất, huyền phù); Các chất hữu cơ, các vi sinh vật, vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,…

2.5. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước hay còn gọi là chỉ số DO là lượng oxy trong không khí có thể  hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ và áp xuất xác định. Oxy hòa tan vào trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống trong nước.

Chỉ số DO là chỉ tiêu quan trọng để duy trì điều kiện hiếu khí và là cơ sở để xác định nhu cầu oxy sinh học từ đó lựa chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp.

2.6. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.

2.7. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa( chỉ số BOD) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật, hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.

Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O

2.8. Tổng Nitơ (TN)

Hàm lượng chất chứa N có trong nước thải thường là các hợp chất protein và các sản phẩm phân hủy: amon, nitrat, nitrit. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước. Trong nước rất cần thiết có một lượng N thích hợp, đặc biệt có trong nước thải, mối quan hệ giữa BOD5 với N và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính. Chỉ tiêu hàm lượng N trong nước.

2.9. Hàm lượng Phospho (P)

Phospho tồn tại trong nước dưới dạng H2PO4, HPO4, PO43-, các nguồn polyphosphat như Na3(PO3)6 và phospho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực.

Trong nước thải người ta thường xác định hàm lượng P tổng số để xác định tỷ số BOD5:N:P nhằm chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho quá trình xử lý nước thải. Ngoài ra cũng có thể xác lập tỷ số giữa P và N để đánh giá mức dinh dưỡng có trong nước.

2.10. Các chỉ tiêu vi sinh

Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị, đó là những vi khuẩn không lây bệnh, về nguyên tắc thì đó là nhóm trực khuẩn. Thông số biểu thị được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số E-coli.

3. Xử lý nước thải giàu chất hữu cơ.

Nước thải giàu chất hữu cơ cần được xử lý  

Từ việc phân tích các chỉ số trên, người ta sẽ lựa chọn các phương pháp như lắng đọng, kỵ khí, hiếu khí…, đó thiết kế quy trình phù hợp để loại bỏ những chất độc, chất thải ô nhiễm ra khỏi nước hoặc trung hòa đặc tính của chúng.

Tại Hóa chất Vũ Hoàng, vơi đội ngũ kỹ thuật lành nghề trong ngành xử lý nước thải, ngoài thiết kế, thi công hệ thống nước thải, hiện nay chúng tôi còn cung cấp giải pháp cho thuê trạm xử lý nước thải vô cùng tiện lợi. Đây là bước tiến quan trọng giúp các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực kinh tế, hoặc khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống có thể yên tâm tỏng vấn đề này để tập trung sản xuất.

Liên hệ với chúng tôi:

Mr. Hà Quang Ngọc

Tel: 0913762386

Email: ngochq@vuhoangco.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét